"Đôi nét về Lio Hoàng - Chuyên viên Digital Marketing tại Hải Phòng"

Tôi là Lio Hoàng! Một người con đất cảng, luôn mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ, luôn muốn khẳng định mình trong lĩnh vực Digital Marketing. Một điều khá khó khăn vì khi tôi bắt đầu với digital marketing - nó hầu như chưa được mọi người đánh giá đúng khả năng của nó, nhưng tôi vân tin rằng mình có thể thành công với nó!

author

Những điều nên làm khi truyền thông facebook cho dự án cộng đồng

Leave a Comment
Hiện nay, khi các hoạt động cộng đồng ngày càng phát triển, cũng là lúc truyền thông cho các chương trình, dự án này trở nên chuyên nghiệp hơn. Không chỉ phát tờ rơi, băngron, nhiều tổ chức cũng đã sử dụng facebook để truyền thông cho hoạt động của mình. Sau đây là một số chia sẻ của cá nhân mình liên quan đến cách truyền thông trên facebook những dự án kiểu này. Hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn :)

1. Truyền thông qua facebook cá nhân

Nhiều trưởng dự án rất quan tâm đến các kênh còn lại trên facebook nhưng lại chưa chú trọng đến kênh này. Với các dự án tình nguyện, tình nguyện viên đến trưởng dự án đều đã là những người có ảnh hưởng nhất định cũng như uy tín với cộng đồng bạn bè của họ trên facebook. Chia sẻ thông tin lên trang cá nhân là kênh giúp dự án tình nguyện nhận được ủng hộ nhanh nhất.

Dĩ nhiên, khi đưa những nội dung truyền thông này lên facebook cá nhân, người đưa tin phải chọn lọc kỹ và tránh làm loãng facebook của mình bằng cách up quá nhiều cùng một lúc. Cách này khiến facebook của bạn là nơi spam trong mắt người dùng khác.

2. Truyền thông qua group

Một chức năng khá hay của facebook đó là báo notifications về cho người dùng khi tham gia các hội nhóm vào tuần đầu tiên họ tham gia. Việc báo notifications này sẽ dừng lại khi facebook nhận ra người dùng không tương tác với hội nhóm ấy kể cả việc view groups.

Tận dụng tính năng cập nhật việc báo notifications này, groups sẽ là kênh truyền thông nội bộ rất hữu dụng đối với tình nguyện viên và các bạn trong dự án.

Tuy nhiên, do người dùng bắt buộc phải kết nối (ít nhất bằng cách ask to join mới xem được nội dung group) cũng như việc có thể add thêm thành viên chứ không cần sự đồng ý của mọi người  nên group không uy tín với cộng đồng bằng fanpage.

3. Truyền thông qua fanpage

Vào thời điểm hiện tại, fanpage là trang thông tin được khá nhiều câu lạc bộ, tổ chức thực hiện. Việc sử dụng kênh thông tin này phù hợp với xu hướng tất yếu của người trẻ. Để phát triển fanpage cộng đồng hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau:

3.1. Hai tính năng của fanpage & lưu ý khi sử dụng:

- Tính năng schedule post (biểu tượng đồng hồ nơi góc trái  khi post bài) : 
Tính năng này sẽ rất hữu dụng trong trường hợp dự án chỉ có 1 người phụ trách truyền thông trên fanpage hoặc các bạn tnv phụ trách bận việc thi cử.


Tuy nhiên, hạn chế của tính năng schedule post là lượt reach đến tin đăng luôn thấp hơn so với lượt reach theo cách post trực tiếp. Để khắc phục điều này, nhiều admin fanpage sử dụng tool cho phép up bài tự động bởi bên thứ 3 như Sendible, Hootsuite, Tweetdeck, vv... Theo thống kê từ một nghiên cứu của HubSpot's, hình thức post bài qua bên thứ 3 này có số like ít hơn cách post truyền thống. Hơn nữa, thật mạo hiểm nếu bạn cấp quyền quản lí fanpage của mình cho bên thứ 3 khi sử dụng những ứng dụng post bài như thế.

- Tính năng event:

Event là một tính năng rất hữu dụng của facebook nếu các bạn cần quảng bá một hoạt động quyên góp, offline hay sự kiện của fanpage mình.

  
Để có một event trên facebook thu được hiệu quả cho dự án cộng đồng, điều trước tiên bạn nên lưu ý đó là mục đích của event này. Với những event có mục đích cho hoạt động nội bộ chỉ cần mời những người là thành viên của dự án là đủ, không spam lời mời đến những người không liên quan để người dùng không thấy khó chịu với những lời mời từ các event tiếp theo. Trong trường hợp dự án tình nguyện cần quyên góp, quảng bá và cần tuyên truyền rộng rãi, bạn có thể sử dụng đến addon auto invite friends được khá nhiều bên cung cấp. Điều lợi nhất khi sử dụng add-on này là thay vì mỏi tay click, bạn có thể mời bạn bè với vài click chuột. Để tối ưu hóa việc này, hãy chỉ cho các thành viên dự án và mỗi người đều sử dụng công cụ đó cho những event tuyên truyền.

- Post video:
Tinh ý bạn sẽ thấy content thu hút người dùng đang dịch chuyển xu hướng từ content dạng ảnh sang video. Đó là quy luật tất yếu khi món ăn trên facebook đã bão hòa dần. Một dự án truyền thông cho cộng đồng có rất nhiều thuận lợi về nhân lực cũng như dễ dàng nhận được sự ủng hộ bởi chính quyền địa phương hoặc ban quản lí một di tích, địa danh, ... cho việc quay clip của mình. Nếu có nhân lực, hãy làm clip tuyên truyền sáng tạo và có tính giải trí, đừng tham nhét thông tin vào và đừng phức tạp hóa nó.
Thời gian post video trên facebook thường lâu và yêu cầu chất lượng mạng ổn định, đó cũng là lí do giúp việc down về rồi up ngược lên ít xảy ra trên mạng xã hội này. Một điều khá tốt khi truyền thông bằng clip tại fanpage.

3.2. Vài điểm về content cho trang dự án cộng đồng.
Vốn dĩ nhiều dự án cộng đồng rất khó tìm chủ đề để viết, như dự án về HIV, về quan hệ tình dục an toàn...cũng có những dự án khá dễ tìm chủ đề, nhất là các dự án về môi trường, về bảo vệ động vật. Tuy nhiên, dù ở dự án nào thì cũng cần lưu ý những điểm cơ bản:

- Post dạng nào:
 Status sẽ có số người dùng nhìn thấy nhiều nhất. Photo thu hút họ tương tác nhất.
 Nếu là photo, hãy đơn giản hóa tuyệt đối caption của ảnh thông thường, đừng tham đút thông tin vào nó.  
Thực tế thì, đôi khi bạn chẳng cần viết gì cả. Bởi người ta có thể tương tác dựa trên xúc cảm riêng của họ.

- Post cái gì: 
Đừng phức tạp hóa mọi thứ. Hãy coi  người dùng là những học sinh trung bình lớp 8.
Lí do mình nói điều này vì sau khi quan sát nhiều fanpage cộng đồng, có một đặc điểm chung là cá tính của admin hiện ra rất rõ qua các post. Một admin thường đọc tài liệu nước ngoài và sách kinh tế khi làm admin thường có xu hướng muốn chia sẻ điều đó.  Tuy nhiên việc chia sẻ này chỉ hợp nếu fanpage nói về chủ đề kia. Nếu mục đích dự án cộng đồng để nhiều người biết đến thì không nên dùng content như vậy. Hãy nghĩ  những nội dung của một người học sinh thực sự bình thường vào lớp 8 sẽ hiểu được.
Như bạn thấy, ví dụ trên đây thực ra đưa ra một nội dung rấy hay, tuy nhiên khi đưa vào fanpage cộng đồng thì rõ ràng không hiệu quả:  Không phải người Việt nào đọc tiếng Anh cũng hiểu, không phải ai cũng có quan tâm về 2 cuốn sách nơi caption nêu ra.
 Ví dụ về là dạng nội dung đến cả học sinh lớp 8 cũng hiểu

- Post thời điểm nào. 
Thời gian người dùng online nhiều tùy vào fanpage. Thông thường, 20h-22h là thời gian người dùng online nhiều nhất. Họ có xu hướng click vào link tốt nhất lúc 9 - 10h sáng và comment nhiều nhất lúc 0h00. 

- Nội dung post
Hãy chọn lọc thật kỹ hình ảnh về 1 chủ thể cũng như caption cho nó. Yếu tố tác động đầu tiên nếu bạn post dạng ảnh là thị giác.Hãy tận dụng nó.

Một vài so sánh cho các bạn tham khảo:
Sự khác biệt ở 2 hình ảnh quả lựu & cách chia sẻ:

Bạn sẽ nhận ra dễ dàng người dùng có xu hướng trả lời loại quả thay vì việc họ ăn hay chưa. Với câu hỏi ở caption ảnh thứ 2, người dùng có xu hướng like và dừng lại.


Một ví dụ khác 

Thực ra ở ảnh 2 vẫn là ảnh 1 nhưng để lừa thị giác, admin thêm khung hình vào nên bức ảnh trông rộng hơn ảnh số 1.

- Hãy trở thành một người "hay nói"
Luôn nhiệt tình tương tác để trả lời câu hỏi của các bạn mới biết đến, đó là điều tiên quyết nếu bạn muốn thành công khi truyền thông. Hãy trả lời những câu hỏi trên wall post cũng như comment tại fanpage. 
Đây là ví dụ cho 2 cách tương tác:
và kênh tương tự tại 1 chương trình khác:

Rõ ràng, nếu là người dùng thông thường, bạn sẽ rất vui nếu được tương tác theo cách thứ 2. Đảm bảo rằng câu hỏi của những người quan tâm được trả lời nhanh chóng sẽ giúp bạn không bỏ qua một nhân lực tài năng hay một nguồn tài trợ quý giá từ nhà hảo tâm.
Bên cạnh một số chia sẻ về phương thức tăng Edgerank cũng như fanpage cơ bản, hy vọng một số lưu ý này sẽ giúp ích cho các bạn dự án cộng đồng nhé :)
Read More

Hướng dẫn gộp 2 fanpage thành một với giao diện mới trên Facebook

Leave a Comment
Mấy đợt rồi bạn bè có hỏi nhiều về việc gộp 2 fanpage nhưng lại chưa có thời gian viết lại, hôm nay tranh thủ đang bị đau đầu không tập trung làm việc được ghi ra để mọi người ai cần thì làm nhé :)

Khác với giao diện cũ, ở giao diện mới bạn chỉ thấy nút gộp fanpage nếu bạn có fanpage có thể gộp được. Nếu không có 2 page đủ tiêu chuẩn để gộp, nút gộp page sẽ không xuất hiện.

Nếu bạn không có 2 fanpage phù hợp, bạn sẽ thấy như thế này:



Vì vậy hãy chắc rằng bạn có 2 fanpage có tên tương tự nhau (similar name) nếu bạn muốn gộp ha ;)

Chúng ta bắt đầu: để gộp 2 fanpage sau:


Bước 1: Bạn click vào edit page (chỉnh sửa trang) ở góc bên trái, và click vào edit settings (chỉnh sửa thiết đặt)


Lúc này nếu có 2 page có thể gộp được, bạn sẽ thấy ô sau:


Nếu không có: 

Bước 2: 
Nếu có nút gộp trang, dĩ nhiên bạn sẽ đến được bước này, công việc rất đơn giản, click vào nút gộp trang như trong hình sau:
Bước 3:  Cũng như giao diện cũ, ở giao diện mới bạn sẽ được facebook hỏi về việc gộp fanpage nào với page của bạn, bạn click chọn page mình muốn là ok.


Bước 4:

Khi bạn đã click chọn page, Facebook hỏi bạn có chắc sẽ gộp page không, đến lúc này bạn có thể sẽ phải cân nhắc.
Vì:
- Gộp page chỉ dồn được like
- Bạn mất nội dung đã đăng và mất 1 fanpage mà bạn sẽ gộp.


Bước 5:

Khi khung thoại này hiện ra thì xem như bạn đã thành công nhé!


Sau khi bạn gộp page đầu tiên, bạn có thể gộp thêm page khác vào tiếp. Nếu không còn page nào bạn sẽ thấy thông báo như sau:

Nguồn từ Lý Bầu's Blog!
Read More

Cẩm nang phát triển một fanpage bán hàng hiệu quả trên Facebook

Leave a Comment
Khi tôi viết những dòng này, số tài khoản Facebook ở Việt Nam đã lên đến 20 triệu và 15,2 triệu  trong số đó là tài khoản khai báo họ từ 18 đến 35 tuổi, bạn có thể nhìn thấy link Facebook của rất nhiều cửa hàng tại Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh thành phố khác. Tuy nhiên chỉ một số ít thành công.

Blog này tôi viết để dành tặng những người bạn từng đọc góc nhỏ này của tôi với một lời tri ân chân thành. Tôi hy vọng những gì mình viết ở đây sẽ có ích ít nhiều cho những ai có cùng tình yêu và niềm tin dành cho Facebook Marketing như tôi.

1.       Tại sao bạn dùng Facebook cho bán hàng

Khi là sinh viên năm hai, tôi từng chia sẻ mình sẽ làm Facebook Marketing  với một vài người bạn học Ngoại Thương với mình, họ nhìn tôi bằng đôi mắt nghi ngờ và một nụ cười châm biếm. Ấy là năm 2009, khi Facebook Marketing đã có hai năm phát triển trên thế giới. Sự thật là hẳn khi bạn nói bạn sẽ dùng Facebook để làm marketing và đẩy mạnh doanh số, quanh bạn cũng sẽ có vài kẻ bĩu môi như những người bạn tôi ngày đó. Nếu họ là kẻ cầu tiến, bạn hãy đưa những thông tin này cho họ:
-          Facebook có 20 triệu tài khoản ở Việt Nam, 76% trong số đó là những người có độ tuổi từ 18 đến 40, Hầu hết mọi người có thời gian online facebook nhiều hơn đọc báo. Một kênh tuyệt vời nếu bạn muốn tiếp cận người dùng online.
-          Facebook cho phép khởi tạo và cài đặt các kênh hoàn toàn miễn phí, đơn giản. Bạn có thể chủ động quản lý và điều chỉnh kênh dù không biết gì về UX, UI và các thể loại kiến thức IT lằng nhằng khác... khi quản lý một kênh online như Facebook.
-          Facebook là mạng xã hội, nơi người dùng bình đẳng trong quyền lợi với  những người khác, nơi chủ thể chủ động tương tác và sự lan truyền nếu xuất hiện sẽ tạo hiệu ứng tối ưu.
-          Facebook là nơi người dùng có liên kết với bạn bè thực và đa phần họ có thông tin đầy đủ, update hoạt động thường ngày, hầu hết họ không phải người dùng ẩn danh như trên forum hay website. Niềm tin của người dùng vì thế cao hơn khi họ sử dụng Facebook thay vì tương tác trên forum hay truy cập website xa lạ thông qua tìm kiếm trên google.

-          Facebook có khả năng tiếp cận mục tiêu khách hàng sâu:  Khi sử dụng quảng cáo của Facebook, bạn có thể tiếp cận chính xác dựa theo giới tính, độ tuổi, nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, học vấn, nơi làm việc, thiết bị smartphone...



Nói một cách vui vẻ, thậm chí bạn có thể tạo một mẩu quảng cáo để tìm bạn đời đúng theo ý mình trên Facebook. (Dĩ nhiên không phải 100% thông tin được người dùng chia sẻ là đúng, một vài người khai rằng họ học Havard trong khi họ chưa từng đến Mỹ, tuy vậy số trường hợp này không đáng kể và cũng xảy ra ở nhiều công cụ marketing khác).
-  Quảng cáo của Facebook có khả năng "theo chân" người dùng và xuất hiện đến đối tượng phù hợp. Bạn thử để ý tab phải của mình xem những thứ facebook hiện ra có phải thứ bạn từng quan tâm gần đây không nhé:


- Facebook hoạt động như dạng thức của “word of mouth marketing” online: Facebook hiển thị trên newfeed ở dạng bạn của bạn đã đăng hoặc like, comment, share...nội dung bất kỳ. Người dùng luôn tò mò với những gì bạn bè họ tương tác, chia sẻ.  Theo Group M, có đến 50% người dùng phối hợp dùng social media và search để mua hàng, 40% trong số đó dùng search, sau đó dùng social media để tham khảo trước khi ra quyết định mua.
- Đã có rất nhiều đơn vị bán hàng thành công trên Facebook: <Cái này ai quen bên nào kể bên đó, mình không muốn chia sẻ vì sợ làm bạn bè lộ bí mật kinh doanh>

Blog không phải một bài giảng dài, nên trên đây chỉ là 8 lý do cơ bản để bạn tin rằng dùng Facebook có thể là một kênh bán hàng hiệu quả. Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao để khai thác Facebook hiệu quả cho hoạt động bán hàng nhé ;)
 
2.       Làm thế nào để phát triển fanpage bán hàng hiệu quả?

2.1.   Bạn sẽ bán ở kênh nào?
Khi nói đến Facebook, người ta nghĩ ngay đến fanpage. Thực tế thì không phải cứ bán hàng trên facebook là cần dùng fanpage. Niềm tin của người dùng cao hơn khi họ biết họ mua hàng của một người rõ ràng, có tên tuổi địa chỉ, so với việc họ mua của một fanpage xa lạ.

Bạn có thể sử dụng trang cá nhân để bán hàng nếu chỉ bán online với quy mô nhỏ, sau đó bắt đầu với fanpage sau.

Bạn cũng có thể tạo một groups để bán hàng nếu sản phẩm của bạn quá đặc thù, ví dụ như sản phẩm dành cho nhóm yêu thích Metal  (rock) tại Việt Nam hoặc để chăm sóc những khách hàng đã mua hàng trên fanpage của bạn.

Mặc dù vậy, với lợi thế vì được Facebook hỗ trợ quảng cáo, đồng thời hỗ trợ chăm sóc khách hàng nhanh chóng nhất vì người dùng không cần đợi kết nối cũng có thể đưa ra thắc mắc của họ (ở 2 hình thức profile và group, người dùng cần kết bạn hoặc đồng ý tham gia mới có thể đưa ra thắc mắc). Facebook Fanpage nên là kênh nên được sử dụng như địa chỉ duy nhất và chính thống đại diện cho sản phẩm và dịch vụ của bạn trên Facebook. Đừng lập nhiều fanpage vì bạn bán nhiều sản phẩm. Chúng sẽ khiến bạn lãng phí nguồn lực.

2.2.     Xây dựng Fanpage như thế nào?
2.2.1.     Cái tên
Ở nước ta, khi nói đến xây dựng fanpage, rất nhiều người chọn ngay địa chỉ website làm tên fanpage của mình. Đó là một suy nghĩ khá sai lầm.

Trên thực tế, fanpage xây dựng với mục đích bán hàng chỉ nên để là website nếu bạn vốn đã là một website uy tín trên thị trường hoặc có đủ tiềm lực về vốn để quan tâm đầu tư vào thương hiệu trong thời gian dài (ví dụ: Cucre.vn, Vatgia.com, Lazada.vn, Muachung.com...)
Nếu bạn là một shop bán hàng, một website có số vốn ít, hãy thực dụng hơn. 
Người dùng không có xu hướng like một fanpage có tên dạng website để mua hàng nếu đó không phải là một website uy tín.
Người dùng không có xu hướng like fanpage chỉ có tên riêng bởi  họ không biết fanpage đó nói về chủ đề gì.
Riêng ở nước ta, người dùng không có xu hướng quan tâm đến fanpage có tên tiếng Anh nhiều như fanpage tiếng Việt (Hiện tại trình độ tiếng Anh đại trà của dân mình chưa tốt)

Vậy làm sao để đặt tên một fanpage tốt cho bán hàng?
 Sau đây là năm điểm quan trọng bạn cần lưu ý khi đặt tên fanpage, các bạn cùng đọc và ứng dụng để đặt tên cho page của mình nhé:

-          Có chứa tên riêng: Tên riêng không phải thương hiệu, thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố bên cạnh cái tên. Bạn có thể hiểu đơn giản tên fanpage cần một từ lạ, riêng biệt để người dùng có thể nhận ra bạn giữa hàng  trăm ngàn fanpage.
-          Có chứa từ khóa về sản phẩm sẽ bán: Bạn sẽ xuất hiện như trong mẩu quảng cáo dưới đây trên newfeed của người dùng. Dĩ nhiên, cái tên “ABC Thời trang công sở” sẽ thu hút sự chú ý của chị em công sở quan tâm đến thời trang hơn cái tên  “ABC” đơn thuần.



-          Đặt tên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, tạo cảm xúc: Một cái tên hay chính là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển fans quan trọng nhất.

-          Không được đặt tên fanpage trùng với fanpage khác. Phải đồng nhất tên fanpage và username: Hai yếu tố này sẽ đảm bảo bạn là duy nhất trong cuộc chơi, đồng thời bạn sẽ không lo mất khách hàng của mình vào tay đối thủ chỉ vì một sự nhầm lẫn.
-          Đặt tên fanpage có chứa địa chỉ cửa hàng nếu bạn chỉ có một địa điểm (ví dụ: Di động thông minh -119 Thái Thịnh),  không đưa địa chỉ cửa hàng vào tên fanpage nếu bạn xác định sẽ còn mở rộng hơn nữa trong năm hiện tại.

Những trường hợp tên fanpage trùng, tên fanpage không rõ ràng ở Việt Nam hiện nay rất nhiều. Do phạm vi bài viết trên blog không kiểm soát được ai sẽ đọc được nên mình xin phép không dẫn ví dụ minh họa để tránh ảnh hưởng đến anh chị em marketer khác, có gì anh chị em đọc xong soi lại tên page rồi tự xử ha ;)
Lưu ý: Facebook không cho đổi tên fanpage nếu quá 200 likes. Về mặt thủ thuật thì bạn có thể đổi được, nhưng việc thay đổi tên fanpage khi số fan đã quá nhiều sẽ đổ công xây dựng uy tín của fanpage cũ xuống biển. Tốt nhất bạn phải kiên định và cẩn trọng để quyết định cho fanpage một cái tên hợp lý và duy nhất ngay khi khởi tạo.

2.2.2 Nội dung fanpage

Sau  khi lựa chọn được tên fanpage và chọn avarta, cover phù hợp, bạn bước vào giai đoạn tiếp theo của một fanpage bán hàng, ấy là nội dung.Quảng cáo của facebook hay các hình thức in ấn địa chỉ fanpage lên các poster, tờ rơi, email, banner...chỉ giúp để giới thiệu với người dùng đến fanpage bán hàng của bạn, còn người dùng có like và mua hàng hay không lại tùy thuộc vào những thứ bạn có trên fanpage. 
Vậy bạn sẽ đăng những gì và đăng như thế nào?

-          Hiểu và biết cách đăng bài để duy trì các chỉ số quan trọng: Reach, Edgerank. Bạn có thể nghiên cứu thêm về cách tăng chỉ số này ở blog trước mà mình đã viết (http://lybau.blogspot.com/2013/07/chi-so-nao-can-e-tam-khi-xem-xet.html)

-          Đăng những gì:  Đăng sản phẩm ở cửa hàng của bạn.
Vô cùng nhiều các fanpage hiện nay đăng những chủ điểm không liên quan gì đến fanpage, hẳn bạn cũng thấy điều đó. Theo dõi fanpage Cuộc sống di động của Viettel, phải đến chục post mới có một post nói đến dịch vụ di động, content giống như một page về mật ngữ 12 chòm sao, theo dõi fanpage của FPT Shop thì ngoài sản phẩm và cửa hàng. Cách đăng này về lý thuyết giúp bạn giữ được edgrank và reach, nhưng chúng đâu khiến doanh thu của bạn tăng? Đâu khiến bạn trở thành nhà cung cấp uy tín trong mắt người dùng? Nếu bạn là người like Cuộc sống di động để tìm hiểu về các dịch vụ mobile của Viettel, bạn có nản khi suốt ngày nhận được tin về mật ngữ 12 cung hoàng đạo? 

Người dùng giống bạn, họ rất ghét spam. Một marketer giỏi sẽ phải khiến họ tự tìm lại vì bạn là nhà cung cấp uy tín, nhận định sản phẩm và tư vấn mua hàng sắc sảo. Không ai theo dõi một cửa hàng bán điện thoại để đọc truyện cười.

- Đăng thế nào để giữ được các chỉ số của fanpage mà không spam?
Hãy chọn những “trường content lân cận” . Khái niệm này thật ra rất dễ hiểu, đó là những nội dung có liên quan gần với chủ đề của fanpage bạn, ví dụ hình ảnh cửa hàng, so sánh các sản phẩm, tư vấn dùng sản phẩm, cảnh báo với sản phẩm....thay vì đưa một đĩa mực lên một fanpage thời trang. 
Với một fanpage bán hàng, content chỉ cần như thế này là được.
Hãy cảnh giác và đừng sa vào hố lấy của những người làm facebook marketing trước đây. . Đăng content thống nhất với sản phẩm bạn bán, để định hình với họ bạn là ai, để khi cần mua hàng, họ sẽ tự tìm cách trở lại fanpage của bạn.

Hãy tạo ra nhiều nội dung ở dạng câu hỏi, hãy khuyến khích người dùng cùng chia sẻ với chủ đề liên quan đến sản phẩm của bạn. Hãy tạo một fanpage bán hàng và thảo luận về sản phẩm và đặt người dùng vào trung tâm tương tác. Bạn đang dùng facebook marketing, một kênh social media, chứ không phải một trang quảng cáo trên website của bạn hay báo chí.

-          Đăng vào thời gian nào:

Cách đây nửa năm, câu hỏi này được những người làm facebook giải quyết bằng việc thực nghiệm đăng hàng chục post trong mỗi ngày và theo dõi trong suốt một tuần để tìm ra thời gian vàng của fanpage. Bây giờ việc này dễ dàng hơn rất nhiều bởi facebook đã cung cấp công cụ theo dõi giờ fans của bạn hoạt động mạnh là thời gian nào. Bạn chỉ cần vào đó xem và đăng trong khung giờ ấy là được. 
Nếu bạn chưa được update insight mới để có thể xem cho page của bạn, bạn có thể tham khảo hình dưới đây để rút ra kết luận tổng quan cho các fanpage:

Số liệu được lấy từ 3 fanpage trên 400k fans thích internet và giải trí mà mình quản lý. Mặc dù số liệu fans online khác nhau nhưng cả 3 biểu đồ đều cho thấy khoảng thời gian từ 11h-12h và 21h-22h là khoản thời gian fans của fanpage online nhiều nhất trong ngày. 
Hình chụp insight "When your fans are online?"
Khi đã xác định được thời gian người dùng online nhiều, bạn cũng cần lưu ý rằng đừng đăng quá sớm hay quá muộn so với peak time, hãy đăng trước đó 10 phút để nội dung có  tương tác ban đầu và lan truyền vào cao điểm.
-          Đăng bao nhiêu post là hợp lý: Socialbakers.com khuyến cáo các website thương hiệu nên đăng từ 1 đến 3 post, các website media nên đăng khoảng 12 posts, tiếc là bạn không phải là hai loại website trên để bắt chước cho lẹ. Nhưng hãy nghĩ tới tâm lý này: Nếu bạn là khách hàng, bạn có thích một cửa hàng liên tục có hàng mới và hàng hóa đa dạng không? Chắc chắn có. Vậy, nếu bạn có hàng hóa, hãy chịu khó đăng cho người dùng tham khảo. Chỉ cần tần suất không quá nhiều đến mức 20 phút một post là được.
-          Đăng album hàng hóa: Thật đáng sợ nếu vào một fanpage bán hàng mà tất cả những sản phẩm đều ở trong timeline photos. Facebook chưa cho phép search ảnh theo keyword như cách một website hệ thống dữ liệu. Bạn phải mất hơn 30 phút nếu vào fanpage của một shop để tìm ảnh sản phẩm cách đây một năm trong timeline photos nếu họ up tất cả hàng hóa vào đó, điều này tương tự với khách hàng của bạn khi họ tìm kiếm sản phẩm trên fanpage của bạn và bạn lại không hề phân loại chúng. Thật phiền toái.
Hãy khoa học. Mỗi người dùng luôn có sở thích và quan tâm riêng. Ví dụ: Iki Shop – Đồ đẹp lắm, một fanpage bán hàng thời trang: Một cô gái muốn mua quần jeans sẽ vào album “Quần nhà Iki” , một cô nàng điệu đà sẽ vào album “Váy dịu dàng mùa thu” , bạn chỉ cần đăng nhóm sản phẩm tương tự nhau vào một album là đã có thể giúp khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều để tìm và mua hàng. Hãy giúp người dùng tìm kiếm thứ họ cần một cách nhanh chóng nhất.

Khi bạn có chỉ vài sản phẩm mới hay bạn sợ up vào album sẽ giảm số reach (người nhìn thấy) post về sản phẩm, bạn có thể dùng tính năng chuyển ảnh từ album này qua album khác của Facebook để đảm bảo được việc khoa học hóa fanpage bán hàng dù up ảnh trực tiếp lên timelines.

-          Đừng bao giờ bỏ qua feedback của người dùng:

Một người bán hàng tận tâm luôn biết phải chiều lòng người mua bằng việc tận tình tư vấn sản phẩm, một marketer tuyệt vời sẽ không phản ứng lại một wall posts xấu bằng cách xóa chúng. Social media là nơi người dùng làm chủ. Họ sẽ có hành động rất tiêu cực như đi bêu riếu bạn ở nơi khác nếu bạn xóa phê bình của họ về sản phẩm của mình. Đừng khiến người dùng tức giận thêm khi bản thận họ đang bực mình về vấn đề liên quan đến sản phẩm của bạn. Hãy học cách nhẫn nhịn và trả lời.
Nếu bạn sợ tranh luận gay gắt có thể nổ ra, hãy comment “Cảm ơn anh @ABC đã gửi phản hồi về sản phẩm đến bên em. Em đang inbox với anh để trao đổi cụ thể nhé” và chat riêng với khách hàng của bạn. Sau khi xử lý tình huống với khách hàng xong, rất có thể wallpost ấy lại thành nơi giúp bạn thăng hoa vì khách hàng quay lại cảm ơn. Nếu sau một ngày mà họ không làm việc đó, hãy vào comment chốt lại sự việc đã xong để người bên ngoài nhìn vào an tâm.

Thống kê của một đơn vị  nghiên cứu cho biết thông thường một admin facebook phản hồi lại khách hàng sau 7 giờ. Chỉ một click khách hàng đã có thể qua fanpage của đối thủ. Facebook cho phép tương tác ngay lập tức với người dùng, tại sao lại trễ đến 7 giờ mới trả lời?

Đặt ra nguyên tắc không được trả lời sau 1 tiếng nếu khách hỏi trong giờ hành chính và hãy truyền cảm hứng để admin fanpage nỗ lực chăm sóc người dùng cùng bạn.

Ở fanpage Di động thông minh -119 Thái Thịnh, một fanpage của shop chuyên bán smartphone, anh Tiêu Kim chủ cửa hàng luôn rất nhanh chóng cho người trả lời câu hỏi của khách trên wall post, tin nhắn và trong các post, và hiệu quả rất tuyệt vời. Mỗi ngày số bài đăng trên tường và tin nhắn hỏi về sản phẩm của bên này hơn cả vài chục tin. Dù họ chỉ có 42k fans. Đó là một bài học nhỏ nhưng không phải ai cũng làm được, nhất là khi bạn thuê người khác quản lý fanpage cho mình.
Quan tâm và nhanh chóng đọc feedback cũng giúp bạn kịp thời xử lý những yếu tố tiềm tàng của khủng hoảng như phản hồi xấu của người dùng hay đối thủ dùng nick ảo trực tiếp vào fanpage của bạn nói xấu sản phẩm bên bạn và PR cho chính họ.

2.2.2.        Phát triển quy mô ảnh hưởng của fanpage

Thật ra quy mô ảnh hưởng của một fanpage thường nhiều hơn số like của nó, bởi các post có thể xuất hiện trên newfeed của fans cũng như bạn bè của họ. Tuy nhiên trong phạm vi một blog, mình chỉ chia sẻ về việc phát triển like, việc làm cần thiết để mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tăng doanh số. Nếu cần tìm hiểu thêm các bạn tự đọc trên google hoặc học trực tiếp nhé:

Hiện nay tăng like không phải khái niệm xa lạ với cộng đồng, bạn có thể google để thấy rất nhiều người rao bán tăng like trên mạng. Tuy nhiên như ở blog có viết trong tháng 7 về các chỉ số trên fanpage mà mình đã để cập, các dịch vụ này đa phần không đáng tin vì lấy số like về qua các công cụ.Nếu khách của bạn một nơi, tập fans bán kéo về một nẻo, tương tự như bán mang đồ tắm  giới thiệu với người Hà Nội vào mùa đông, khách quan mà nói có thể sẽ có người mua, nhưng làm sao mà ra tiền và đảm bảo doanh thu được.
-          Hãy quảng bá đúng khách hàng mục tiêu của bạn: 

Tuần trước tôi nhận được nhiệm vụ phát triển thử một fanpage thời trang công sở với mức giá sản phẩm hơn 500k/váy. Có người nói sản phẩm này hẳn khó bán trên facebook. Sự thật là số người mua hàng vẫn rất nhiều. Chỉ với 500k, fanpage ấy đã có hơn 6k fans trên 20 tuổi, sẵn sàng mua hàng như ảnh dưới đây:



Khi thực hiện facebook marketing tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu, có thể bạn sẽ phải trả giá cao hơn một chút khi chạy quảng cáo so với việc làm đại trà hay núp danh shop dưới dạng fanpage cộng đồng. Bù lại, bạn có hiệu quả bán hàng rõ rệt và thu lại doanh thu gấp rất nhiều lần.

-          Hãy học về facebook ads: 
Có rất nhiều phương pháp để tăng like cho một fanpage. Tuy nhiên để tiếp cận được tập khách hàng sâu nhất và tiết kiệm thời gian nhất, hiện nay đa phần mọi người dùng facebook ads (quảng cáo facebook).
Facebook Ads chỉ là truy cập vào mục tạo quảng cáo và tạo thôi, việc gì phải học?
Cũng một fanpage, cũng một tập khách hàng, tôi chạy với giá 160đ còn marketer cũ chạy trước đó với giá 620đ vì bạn ấy chưa học về cách thiết lập quảng cáo facebook hiệu quả. Như vậy với mục tiêu 200k fans của dự án, cứ giả sử rằng không có fans tự like mà tất cả đều qua facebook ads, tôi có thể sẽ tiêu 32 triệu để đạt mục tiêu còn cô ấy thì  hết 120 triệu, nhiều hơn tôi 88 triệu. Con số chênh lệch này còn có thể nhiều hơn vì tôi biết rất nhiều người đang chạy ads cho fanpage của mình với giá hơn 1000đ, còn tôi lại có những fanpage với giá chưa đến 100đ. 

Làm marketing cho cửa hàng và doanh nghiệp nhỏ phải luôn tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Vì vậy,về lâu dài, bạn nên đến các đơn vị dạy về facebook marketing uy tín để học một khóa, như cô bạn của tôi, 88 triệu chi phí đắt hơn với dự án mà cô ấy sẽ tiêu nếu được làm đã gấp vài chục lần học phí của một khóa facebook marketing mà tôi dạy. Nếu cá nhân cô ấy được làm facebook marketing cho nhiều dự án khác trong khi cô ấy chưa được học một chút gì thì ...thật kinh khủng! Sếp bỏ tiền cho lính thử nghiệm.
(Ví dụ chạy ads với mục tiêu nữ trên 20 tuổi)

Lưu ý: Tuyệt đối tránh những mẩu quảng cáo quá sinh ngoại như thế này: (Hãy nhớ rằng người dùng của ta là người Việt)




Marketer lên đến mức vẽ plan thì phải là người có nhiều năm kinh nghiệm sẽ có thể không cần học vì các anh chị là người dẫn đường. Nhưng nếu là marketer trẻ của các công ty, bạn nên học để biết. Những đạo diễn truyền hình tên tuổi đều xuất phát từ MC, đi từ thực tiễn lên phổ quát thì mới sắc nét và bền vững được.

Cá nhân tôi  không thích dùng outsource vì không đảm bảo được chất lượng campaign và giá thành đắt. Thời gian tạo một quảng cáo cũng không quá lâu. Nên phương án học và tự làm được  ưu tiên hơn. Tôi cũng khuyên các anh chị của mình như vậy khi họ hỏi thuê dịch vụ của mình. Cửa hàng và đơn vị nhỏ, muốn tồn tại thì phải bằng mọi cách tiết kiệm chi phí, mất 1 tiếng là xong tất cả thì việc gì phải bầy ra trò outsource để tăng nguy cơ phá sản.
-          Hãy tiết kiệm và thông minh khi tổ chức events: Hàng năm, ở Việt Nam, hàng cơ số event cuộc thi các thể loại được marketer nghĩ ra trên các fanpage. Thi ở dạng dùng like chấm điểm trên ảnh trực tiếp up lên facebook có, thi thông qua apps photo contest có, rất nhiều. Nhưng bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi: Người chơi events có phải hách hàng mục tiêu hay không?
Những người có thu nhập cao đâu muốn thi một events thi ảnh của một nhà hàng, họ có tiền đủ để đến, họ sẽ tham gia nếu bạn chọn ngẫu nhiên mà thôi. Hãy thận trọng khi tiêu tiền cho event thi ảnh. Chúng rất đẹp về mặt kịch bản và ý tưởng, nhưng cùng mức chi phí ấy tổ chức thế nào để tiếp cận khách hàng mục tiêu, để lan tỏa, để hiệu quả hơn facebook ads và các hình thức khác, thì phải cân nhắc kỹ. Đừng bắt chước thiên hạ, họ cũng bắt chước người khác thôi. Trên facebook hành vi người dùng thay đổi rất nhanh, kỹ thuật tăng like cũng rất nhanh, case study của 2 năm trước mà các đơn vị tổ chức photo contest đã chạy không phải thứ bạn sẽ tham khảo để ứng dụng trong hôm nay.

Mặc dù muốn chia sẻ hết những gì mình biết nhưng quả thật việc ngồi gõ từng chữ trên blog rất tốn thời gian. Trên đây là những chia sẻ của cá nhân mình về việc phát triển một fanpage bán hàng sao cho hiệu quả. Hy vọng ít nhiều nó sẽ hữu ích với những người đã và đang dùng facebook marketing cho hoạt động kinh doanh của mình. 
Nguồn từ Lý Bầu's Blog. mình cũng follow nick của bạn này :)

 ----------
Lý Bầu
www.facebook.com/lybausocialmedia
www.facebook.com/lybau
www.facebook.com/lybauvn
Read More

Lưu ý về phát triển nội dung (content) trên Fanpage - Làm nội dung trên Fanpage như thế nào thì tốt?

Leave a Comment
Facebook Marketing ở Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh, kéo theo sự ra đời của hàng loạt các fanpage với mục đích phục vụ cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn, tài liệu tìm hiểu tiếng Việt còn hạn chế, nên việc làm và sử dụng Facebook trong Marketing chỉ trong giai đoạn sơ khai và còn nhiều hạn chế.

Nhiều người ra rả nói "Content is king", nhưng làm content - nội dung trên Fanpage của Facebook cụ thể thế nào là đúng, thì chưa có tài liệu nào viết đủ.

Trong phạm vi bài viết này, như một lời cảm ơn đến những người đã theo dõi và ủng hộ mình trong suốt thời gian qua, sẽ là những thông tin sâu về cách làm nội dung trên một fanpage theo từng nhóm sản phẩm, từng nhóm thiết bị truy cập dựa trên kinh nghiệm & kiến thức của mình về lĩnh vực này. Hy vọng nó sẽ hữu ích ít nhiều cho các bạn.

1. Phát triển content trên Facebook là làm những gì?

"Tuyển content fanpage", cụm từ ấy không quá xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Content Creator hay Người tạo nội dung chính là những người sẽ tạo nội dung cho 1 fanpage.

Content được tạo ra bao gồm tất cả những nội dung như hình ảnh, âm thanh, câu chữ, khởi tạo sự kiện, trả lời tin nhắn & bài viết trên tường...Tất cả những nội dung ấy nhằm định hướng người dùng vào hành vi mong muốn theo mục tiêu marketing của doanh nghiệp

Một content creator giỏi, không chỉ là một người viết giỏi mà còn là người có tư duy marketing, có khả năng định hướng người dùng theo mục đích thông qua câu chữ và hình ảnh tại fanpage.

2. Tại sao cần quan tâm đến content

Tất cả các hoạt động quảng bá fanpage như tăng like, tổ chức event, in link của fanpage lên giấy tờ hoặc thậm chí đưa vào các TVC đều chỉ làm được công việc dẫn người dùng đến fanpage, còn việc có like hay không, có mua hàng hay không, đều do content quyết định.

Trên Facebook Marketing, doanh nghiệp và người dùng có cầu nối để tương tác nhanh nhất. Đó cũng là nơi các yếu tố tiềm ẩn tạo khủng hoảng tồn tại nhiều nhất. Facebook Fanpage là kênh đại diện của thương hiệu, lẽ dĩ nhiên nó phải được chăm lo chu đáo. Không ai muốn Fanpage thương hiệu của mình có những bài đăng như thế này:



Rất tiếc cho FPT vì có 1 bạn làm content không hiểu gì về thương hiệu. Đây cũng chính là lí do tuyển content hay làm content không phải trò đùa.

3. Làm content thế nào cho hiệu quả?


3.1. Những quy chuẩn về content của Facebook.


Tất cả các quy định chung của Facebook đối với người làm content đều được Facebook Public, các bạn có thể xem ở 3 link sau:
https://www.facebook.com/legal/terms .
https://www.facebook.com/page_guidelines.php
https://www.facebook.com/communitystandards

Vi phạm các quy định trên, Facebook có thể block fanpage mà không báo trước, như thế này:


Facebook block dù page bạn có 1000 fans hay 1 triệu fans, vì thế, lời khuyên duy nhất của mình cho các bạn là đừng đùa với họ trên những page bạn không muốn bị block. Mới đây, Teens Only, 1 fanpage 4 triệu fans đã bị block chỉ vì tội up hình ảnh thương tâm để câu like. Đó cũng là tiếng chuông thể hiện sự nghiêm khắc của Facebook đối với những nội dung đăng tải tại đây.


(Ảnh: Page 300k fans bị block vì đăng 1 số nội dung vi phạm quy định của Facebook)


3.2. Lập 1 kế hoạch Content (plan content) chi tiết

3.2.1 Plan chung:

Plan chung là plan dùng để định hướng nội dung fanpage theo thời gian dài, thông thường làm trong 1 năm hoặc theo các quý. Plan chung thường bao gồm các mục nhỏ sau, trình bày mỗi mục trong một hoặc một vài slide:
1. Định hướng chung (Brief Recap)
2. Mục tiêu (Objective)
3. Khách hàng mục tiêu (Target Audience)
4. Phân tích khách hàng mục tiêu (The Insight)
5. Điểm nhấn (The Touch Point)
6. Định hướng fanpage chung (Fanpage Concept): dựa trên các phân tích từ 1 đến 5 để đưa ra định hướng
7. Thông điệp (Tone & Mood): Nội dung chính & màu sắc chủ đạo của fanpage
8. So sánh với đối thủ cạnh tranh (Compare with competitors)
9. Định hướng nội dung (Content Direction)
10. Content Management 
11. KPI & Cost

3.2.2. Plan chi tiết theo tuần

Sau khi có plan chung, cần phải có plan chi tiết theo từng ngày: Đăng gì, đăng thế nào. Việc làm plan theo từng ngày sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nội dung thông tin truyền đi không bị sai lệch và đúng theo định hướng ban đầu.
(Minh họa: Một slide trong plan content theo tuần)
Việc tồn tại một plan chi tiết như thế này sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro, một trong những rủi ro là:
- Người làm content không hiểu về thương hiệu, truyền sai thông điệp trên mạng xã hội.
- Người làm content không hiểu về sản phẩm, truyền sai thông điệp.
- Người làm content đăng tải thông tin thiếu chính xác.
- Người làm content đăng tải thông tin thiếu nhất quán theo định hướng ban đầu
....
Một trong những lí do của việc tồn tại plan content chi tiết theo ngày, là để tránh những content mù quáng thế này:
(Minh họa: Content trên fanpage của một đơn vị thiết kế web)

Làm nội dung trên fanpage là đại diện thương hiệu nói chuyện với người dùng, định hướng họ hành động theo mong muốn của chúng ta. Làm content fanpage phải theo định hướng marketing chung, tuyệt đối không được làm hỏng thương hiệu. Lan truyền nội dung không đúng định hướng, không tạo lợi ích cho thương hiệu, vào nhóm khách hàng không phải mục tiêu là lan truyền vô nghĩa.

3.3. Đăng tải content đảm bảo theo thuật toán Edgerank.

Mỗi ngày, trên Facebook 1 người có hàng trăm bạn bè vào đăng mới, làm sao để người này thấy bài mà người kia không thấy, Edgerank là thuật toán giải quyết điều này.

Một số người nói, Facebook đã đổi thuật toán, vv & vv ....nhưng với cá nhân mình, Edgerank vẫn có nguyên giá trị của nó.

(Lưu ý rằng, tất cả những thông tin trên mạng về các thuật toán của Facebook đa phần đều là đồn đại chứ không phải từ Facebook. Đừng nghe, hãy thực nghiệm để kiểm chứng những gì người ta đồn đại).


Tại sao phải đăng đảm bảo theo Edgerank? Vì Edgerank quyết định đến số người nhìn thấy bài đăng (reach). Với bất kỳ mục đích nào, dù bán hàng hay traffic, người ta vẫn phải nhìn thấy thì mới tạo hành vi.
(Nếu ai chưa biết đọc về chỉ số, các bạn có thể xem thêm về reach tại bài blog cũ http://lybau.blogspot.com/2013/07/chi-so-nao-can-e-tam-khi-xem-xet.html - vẫn nguyên giá trị)

Edgrank được đo bằng 3 tham số:
U: User, tỷ lệ giữa số người dùng tương tác/ số người dùng nhìn thấy
W: Weight, trọng số giữa các loại hình tương tác, comment có giá trị tốt nhất trong các loại tương tác.
D: Decay , độ trễ của tương tác mới nhất và tương tác gần nhất trước đó.

Đăng bài là phải có người xem, muốn có người xem thì phải giữ Edgerank tốt.

Một số cách làm content để giữ chỉ số Edgerank:

- Đăng content câu comment: Chủ yếu là content ở dạng câu hỏi, người dùng tham gia trả lời sẽ đẩy W lên cao và đẩy U lên cao. Đồng thời, họ sẽ bị cuốn vào vòng Edgerank giữa người dùng và fanpage. Làm như vậy trong thời gian dài, tương tác ở fanpage sẽ luôn đảm bảo. (Tham khảo ví dụ về cách đặt câu hỏi tại page bán hàng https://www.facebook.com/didongthongminh )

- Like comment của người dùng: Người dùng bị Facebook thông báo admin đã like comment -> họ sẽ quay vào page xem -> vòng edgerank của họ và fanpage tiếp tục hoạt động.
Cứ 1 ngày 1 lần, admin vào fanpage like tất cả comment của người dùng, hiệu ứng sẽ rất tốt vì luôn khiến người dùng vào lại page, vòng edgerank luôn được duy trì.

3.4. Đăng tải content theo thời gian và loại hình phù hợp người dùng.


Dạng content:


Ở mỗi fanpage, tùy theo cách tăng like và nguồn like, tùy theo định hướng đăng tải, cộng đồng sẽ có những thói quen khác nhau, ngay cả dạng content họ thích xem cũng khác nhau.


(Nguồn : Ảnh từ bài đăng cũ của mình tại page www.facebook.com/lybausocialmedia)

Tùy theo mục đích của mình, bạn cần chọn cách tăng like phù hợp để tạo nên những cộng đồng có hành vi riêng đúng theo định hướng của mình.

Thời điểm đăng bài:


Ở mỗi fanpage, khi vào insight bạn sẽ thấy đời điểm có nhiều người online nhất.



Sau 3 so sánh nhỏ, có thể thấy peak time cơ bản trên Facebook là 12h trưa và 9h tối.

Đăng bài giống như ném một nắm cát, hãy ném để gió lớn đến, nắm cát đã bay ra và kịp gặp gió để lan rộng. Nếu gió qua mới ném, hoặc gió đến nơi mới ném, thì nắm cát sẽ không lan ra rộng nhất được.

Thời điểm đăng bài tốt nhất, vì thế, không phải peak time, mà là thời điểm đăng tải để kịp khuyếch đại khả năng viral khi đến peak time.



3.5. Một số đặc điểm cơ bản từ nguồn like và hành vi người dùng:

Like từ apps, like ẩn = thích click vào website
-> Nên đăng nội dung dạng link và hình ảnh
(Like từ apps và like ẩn, ở 1 góc độ nào đó, có những giá trị nhất định, bài viết sau mình đề cập sâu vào vấn đề này)

Like từ set chéo, via = thích đọc truyện, status
-> Nên đăng nội dung dạng text, truyện ngắn.
(Đây là lí do những trang như Mật ngữ 12 chòm sao, Những truyện ngắn hay, có rất nhiều comment từ điện thoại).

Like qua invite bạn bè = tỷ lệ xuất hiện hành vi mua hàng/ lượng like cũ cao nhất
-> Nên sử dụng cách này khi mới phát triển fanpage bán hàng.

 Trong phạm vi bài viết này, do thời gian có hạn, mình không thể viết được chi tiết về cách training người dùng và tìm kiếm nguồn người dùng theo thiết bị, nếu có thời gian mình sẽ viết thêm nhé mọi người.

Từ cách tăng like, content creator sẽ đăng tải nội dung phù hợp với nhóm fans của mình, và hiệu quả thu lại có thể như thế này:

(Minh họa: Fans comment ở bài đăng của page định hướng cho người dùng từ điện thoại - đa phần comment qua điện thoại)

3.6. Những loại nội dung câu comment cơ bản & hữu dụng.

- Câu hỏi IQ đơn giản
- Câu hỏi nhanh mắt
- Câu hỏi chọn lựa
- Câu hỏi về địa danh
- Câu hỏi về tuổi thơ

Lưu ý: Câu hỏi đặt ra là để có câu trả lời, đừng hỏi quá khó.

Ví dụ:

Câu hỏi lựa chọn:




Câu hỏi IQ Test:

Dạng 1: Điền vào chỗ trống



Dạng 2: Tìm đường - mê cung




Dạng 3: Nhanh mắt:


Dĩ nhiên, với những kịch bản trên, bạn sẽ phải tư duy để lồng ghép thương hiệu sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là những nội dung thú vị, đảm bảo không vi phạm quy định của Facebook.

3.7. Các bước tạo 1 content trên Fanpage

Thông thường, content creator ở Việt Nam chỉ làm 3 bước:

Tìm nội dung -> Đăng tải -> Quảng bá -> Kiểm tra và phản hồi.

Trên thực tế, từ ví dụ của các bài đăng trên Cocacola, bạn có thể thấy các bước khởi tạo của content sẽ bao gồm:

Lên ý tưởng -> nháp nội dung -> thiết kế -> đăng tải -> quảng bá -> kiểm tra phản hồi.

Biết một chút về design sẽ giúp bạn hoàn thiện mảng content hình ảnh cho fanpage của mình. Phải nhớ rằng, làm content trên fanpage không chỉ là gõ text.

3.8. Một số lưu ý:

- Content dùng tiếng Việt hoàn toàn, đừng sính ngoại.
- Viết caption rõ nghĩa, dễ hiểu, ngắn gọn.
- Thể hiện ý chủ đạo ngay ở câu đầu tiên.
- Luôn phản hồi lại người dùng.
- Nhân xưng: Mình & bạn, admin & các bạn, không dùng cách xưng hô riêng vùng miền với các fanpage tập khách hàng rộng ( vd: Không nên xưng cậu & tớ nếu là fanpage cho người dùng toàn quốc).

4. Lời kết

Mặc dù rất muốn viết sâu hơn về content trên fanpage, nhưng thời gian có hạn nên không viết hết được. Mình hy vọng những điều chia sẻ bên trên sẽ hữu dụng đối với mọi người. Có gì không hiểu mọi người hỏi tại đây hoặc :
Profile: www.facebook.com/lybauvn
Fanpage:  www.facebook.com/lybausocialmedia

Bài viết từ Lý Bầu's Blog
Read More

Cách cài đặt biểu tượng sao đánh giá trên Fanpage - How to set star rating for a Facebook Fanpage

Leave a Comment
Khi làm Fanpage, việc trang của bạn được đánh giá 4 sao hay 5 sao sẽ giúp niềm tin của người dùng mới tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc thiết lập để có tính năng đánh giá nhiều người vẫn chưa làm được vì lọ mọ ở phần help của Facebook khá mất thời gian.
Bài này mình viết chi tiết cho anh Phạm Văn Đồng, học viên lớp Facebook K4. Mọi người cùng đọc nếu cần nhé. 
Cơ chế để 1 fanpage có thể có nút đánh giá ( Star Ratings):
- Là fanpage địa điểm
- Là 1 địa điểm có thể xác định được
Các thực hiện:

Ảnh fanpage trước khi thiết lập địa điểm, chưa có nút stars đánh giá chất lượng.


Bước 1: 
Click vào phần Edit page -> Page info -> Chuyển fanpage thành dạng địa điểm (Local Business)

Bước 2: Xác định rõ địa chỉ của địa điểm đó. Lưu ý rằng nếu bạn chỉ để Local Business mà không chọn cụ thể địa điểm, bạn sẽ không thể có nút đánh giá được.

Trong trường hợp chọn mãi không được địa điểm, bạn có thể tham khảo phương án click vào mũi tên ở phần Address đầu tiên, và chọn mục Located inside another place (bên trong địa điểm khác), với cách này bạn có thể chọn chung chung rằng bạn ở Hà Nội, ở Việt Nam hay 1 location vô định nào đó.


Ví dụ như khi mình chọn mình ở Hà Nội chung chung thì nó như thế này:



Bước 3: Lưu lại và về page xem kết quả:

Rất đơn giản và dễ làm đúng không mọi người. Tuy vậy lưu ý nhé:
1. Bạn không thể xóa được các review xấu của các cá nhân khác
2. Bạn chỉ có thể báo spam với Facebook và xác suất được quan tâm là cực thấp.
HÃY DÙNG KHI BẠN ĐỦ TỰ TIN VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA MÌNH.
Nguồn:  Lý Bầu's Blog

Read More
Previous PostOlder Posts Home
Powered by Blogger.